Trong học tập cũng như trong công việc cũng như trong học tập, cacs bạn hẳn không ít lần nghe đếb từ brainstorm. Nhưng brainstorm là gì và brainstorm như thế nào mới hiệu quả?, Và tại sao lại cần đến brainstom ? . Nhung để hiểu rõ về brainstorm thì chưa chắc tất cả mọi người đều biết. Để làm rõ hơn vấn đề này mời các bạn cùng 2IDEA cùng nhau t ìm hiểu về brainstorm hay còn được gọi là " Động Não" nhé.
Brainstorm hay còn được gọi là "động não" trong tiếng Việt. Đây là một quy trình sáng tạo ý tưởng và giải pháp thông qua thảo luận nhóm chuyên sâu, bất kể ai cũng có quyền phát biểu những suy nghĩ sáng tạo của riêng mình. Mọi người tham gia được khuyến khích phát biểu suy nghĩ của mình và đề xuất càng nhiều ý tưởng càng tốt. Thảo luận, phân tích, hoặc phản biện các ý tưởng chỉ được phép khi phiên động não kết thúc và phiên đánh giá bắt đầu. Phiên động não là một cách tiếp cận hiệu quả để tạo ra các ý tưởng Marketing mới cho các sản phẩm hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp. Tuy được tự do phát biểu suy nghĩ của mình trong phiên động não, nhưng phát triển một mục tiêu Marketing cụ thể cần những người tham gia có mục tiêu rõ ràng từ trước.
Brainstorm hay còn được gọi là "động não" trong tiếng Việt.
Trong các phiên động não, người tham gia nên tránh chỉ trích hoặc tán dương ý tưởng để tiếp tục khám phá những khả năng mới và tìm ra những câu trả lời mới. Một khi phiên động não kết thúc, phiên đánh giá (bao gồm phân tích và thảo luận các ý tưởng được đưa ra) bắt đầu, và các giải pháp có thể được tạo ra bằng các phương tiện thông thường.
Phương pháp phổ biến của động não bao gồm lập bản đồ Mindmap, trong đó bao gồm việc tạo ra một sơ đồ với một mục tiêu hoặc khái niệm quan trọng ở trung tâm với các nhánh về các chủ đề phụ và các ý tưởng liên quan.
Từ “BrainStorm” được phát minh bới ông trùm ngành quảng cáo Alex Faickney Osborn, xuất hiện đầu tiên trong quyển sách của ông này từ những năm 1948. Osborn, sau khi gặp phải vấn đề về ý tưởng quảng cáo từ sự bế tắc của lớp nhân viên, đã quyết định gom tất cả bọn họ vào một phòng và vắt kiệt bất cứ ý tưởng nào được nêu ra. Ngày nay Brainstorm đã được áp dụng rất phổ thông và rộng rãi đến với mỗi doanh nghiệp thậm chí là mỗi người.
Brainstorm nếu được áp dụng đúng cách sẽ mang lại hiệu quả lớn vô cùng.
Tiếng Việt có câu thành ngữ “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Đại ý là một nhóm người cùng suy nghĩ thì luôn hiệu quả hơn một cá nhân, về cả thể lực lẫn trí tuệ. Sự đa dạng về lối suy nghĩ, trí tuệ, kinh nghiệm, cách nhìn và văn hóa của các cá nhân trong nhóm tạo điều kiện cho một loạt ý tưởng đa chiều được sản sinh ra. Đây là một trong những trường hợp mà số lượng quan trọng hơn chất lượng. Chính nhờ một khối dữ liệu lớn về giải pháp mà nhóm có thể gọt rũa hoặc lựa chọn ra giải pháp/ý tưởng vẹn toàn nhất.
Tuyệt đối không được trỉ trích bất kì ý tưởng nào bởi lẽ đó có thể là con dao và giết chết rất nhiều ý tưởng thành công tương lai.
Bước 1: Có 1 người được chọn để điều khiển cuộc họp nhóm và 1 người thư ký ghi lại những ý kiến thảo luận.
Bước 2: Người điều khiển cuộc họp trình bày rõ vấn đề cho tất cả các thành viên, nêu ra mục tiêu cụ thể về ý tưởng, giải pháp mà cả nhóm phải đạt được.
Bước 3: Xác lập những nguyên tắc cho buổi họp, chẳng hạn:
- Mỗi người đều phải góp lời để tìm ý tưởng, tránh việc "im thin thít và lặn mất tăm".
- Nêu ý kiến lẫn phản bác ý kiến đều nên được thực hiện một cách có trật tự, có người nói thì phải có người nghe.
- Cuộc họp chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian xác định. Hết giờ thì phải ngưng.
Bước 4: Sau buổi họp, cùng rà soát lại một lượt những ý kiến, tìm ra ý kiến khả thi và tối ưu nhất.
Trên đây là một quy trình khái quát cho một buổi brainstorm.
Đừng quên ghi chép lại những ý tưởng tuyệt vời sau khi brainstom nhé.
1. Purpose - Mục đích:
Cần làm rõ mục đích của việc họp, trao đổi, thảo luận nhóm. Ngay từ đầu cuộc họp, người nhóm trưởng hoặc điều khiển nhóm cần trình bày vì sao lại có buổi họp này.
2. Product - Sản phẩm
Nghĩa là, người nhóm trưởng phải nói rõ kết quả mong đợi đạt được sau cuộc họp là gì, cụ thể ta cần có ý tưởng, giải pháp gì sau buổi họp.
3. People - Con người
Trước cuộc họp, nên xác định rõ: Ai cần có mặt, với vai trò gì? Ai cần trả lời câu hỏi gì trong buổi này? Ai là người phù hợp nhất để trả lời những câu hỏi này?
4. Process - Quy trình
Mỗi cuộc họp đều nên có chương trình cụ thể (gọi là agenda). Theo đó, người ta sẽ biết phải bàn mấy vấn đề, vấn đề gì, trong bao lâu, có ai trình bày không, trình bày chủ đề gì... Đó là một cái khung sườn để mọi người thực hiện theo.
5. Pitfalls - Rủi ro
Đầu cuộc họp, chúng ta cần đưa ra những quy định cụ thể mà mọi người buộc phải tuân thủ, như không sử dụng điện thoại hay laptop, không trao đổi lạc đề, không chỉ trích hay chê bai ý tưởng của người khác, mỗi lần chỉ một người phát biểu.
6. Prep - Chuẩn bị
Cần xem xét, có cần chuẩn bị tài liệu gì không, hoặc trước cuộc họp có cần dặn dò mọi người tự nghiên cứu trước về đề tài hay không.
Hãy chọn 1 nơi thật yên tĩnh để đảm bảo quá trình brainstorm của bạn ko bị quấy rầy nhé
7. Practical concerns - Chuyện nhỏ cần quan tâm
Tức những khía cạnh cụ thể chúng ta cần quan tâm cho cuộc họp, như thời gian, địa điểm, và những điều khác (như nghỉ giữa giờ chẳng hạn).
Những điều cần tránh xa khi thực hiện brainstorm
Trên đây là một vài chia sẻ nhỏ của 2IDEA về brainstorm. Khái niệm Brainstorm là gì không phải là một điều khó hiểu. Bạn chỉ đơn giản là bắt đầu với một vấn đề hoặc tình huống, và sau đó bạn chỉ cần vạch ra bất kỳ ý tưởng nào nhảy vào tâm trí như một giải pháp. Bạn không cần phải là một thiên tài hoặc có một địa vị cao trong doanh nghiệp để tham gia vào một buổi Brainstorm. Chúc các bạn thành công với ý tưởng của mình.
Tại 2Idea, chúng tôi cung cấp dịch vụ in ấn sổ tay và thiết kế thương hiệu. Để sở hữu những mẫu sổ tay đẹp, ấn tượng dành riêng cho doanh nghiệp của bạn hoặc làm quà tặng, hãy tham khảo sản phẩm tại website: http://2idea.com.vn/san-pham/so-tay hoặc liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau đây:
VPGD: 28 ngách 4, ngõ 360 đường La Thành, quận Đống Đa, TP. Hà Nội.
Tel: 024.3512.2882
Hotline: 098 357 1900
Email: info@2idea.com.vn
Website: www.2idea.com.vn
Tham khảo thêm một số bài viết dưới đây :
Hướng dẫn lập kế hoạch cá nhân - Chìa khóa dẫn đến thành công
Lịch 12 tháng là một công cụ marketing vô cùng hiệu quả, không chỉ giúp doanh nghiệp ghi điểm với khách hàng mà còn là cách để thể hiện sự chuyên nghiệp, sáng tạo và độc đáo của thương hiệu. Việc thiết kế lịch 12 tháng phù hợp với phong cách và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp không chỉ giúp tăng cường nhận diện thương hiệu, mà còn là một cách để doanh nghiệp gắn kết và tương tác tích cực với khách hàng trong suốt cả năm.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các yếu tố quan trọng trong thiết kế lịch 12 tháng chuyên nghiệp, từ việc lựa chọn chất liệu, kích thước phù hợp, đến việc xây dựng nội dung và kết hợp hình ảnh, thông điệp thương hiệu một cách hiệu quả. Đồng thời, chúng tôi cũng sẽ chia sẻ những gợi ý về mẫu thiết kế độc đáo và sáng tạo, cùng với các lợi ích mà lịch 12 tháng mang lại cho doanh nghiệp. Hãy cùng tìm hiểu ngay!
Khi nhắc đến lịch treo tường, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến một công cụ hữu ích để theo dõi thời gian và lịch. Tuy nhiên, việc thiết kế và in ấn lịch treo tường với logo công ty còn mang ý nghĩa và ứng dụng sâu hơn, giúp nâng cao thương hiệu và tạo ấn tượng tốt đẹp trong mắt khách hàng.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về lịch treo tường với logo công ty, từ việc ý nghĩa, ứng dụng, các loại chất liệu và kiểu dáng, cách chọn lựa phù hợp, đến gợi ý thiết kế ấn tượng, ưu điểm và lợi ích, quy trình sản xuất, và những nơi cung cấp uy tín. Đây sẽ là một nguồn tham khảo quý giá cho các doanh nghiệp muốn nâng tầm thương hiệu thông qua việc sử dụng lịch treo tường với logo công ty.
Lịch là một công cụ không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ công ty nào. Nó không chỉ giúp quản lý thời gian và các sự kiện quan trọng mà còn là một phương tiện quảng bá hiệu quả cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, để tạo ra một mẫu lịch ấn tượng và thu hút khách hàng, các doanh nghiệp cần phải lưu ý đến nhiều yếu tố khác nhau.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ những mẹo làm lịch cho công ty ấn tượng , từ việc lựa chọn phong thiết kế phù hợp với thương hiệu, đến công việc tối ưu hóa nội dung và hình ảnh, kết hợp yếu tố sáng tạo và độc, loại lựa chọn chất liệu trong ấn và kỹ thuật trong ấn chất lượng cao, quản lý ngân sách hiệu quả, đến các mẫu lịch ấn tượng dành cho doanh nghiệp. Với những bí quyết này, các doanh nghiệp có thể tạo ra những mẫu lịch không chỉ đẹp mắt, mà còn góp phần nâng cao hình ảnh và vị trí của thương hiệu trên thị trường.
Cái tên Bullet Journal đang trở nên ngày càng quen thuộc như một phương pháp quản lý công việc hiệu quả. Phương pháp ghi chép này đã vượt qua cái bóng của một trào lưu nhất thời và trở thành một thói quen mới của nhiều người thành công.
Trong bài trước, chúng tôi đã giới thiệu cho bạn Bullet Journal là gì và những lợi ích của việc ghi chép theo phương pháp Bullet Journal.
Vậy, sử dụng Bullet Journal thế nào để cuộc sống của bạn trở nên ngăn nắp hơn? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Gần đây, cái tên Bullet Journal đang được mọi người nói đến rất nhiều. Vậy Bullet Journal là gì và tại sao bạn lại phải quan tâm tới nó?
Dù bạn đang làm công việc gì, việc tìm hiểu về Bullet Journal chắc chắn sẽ đem lại nhiều lợi ích cho bạn trong công việc và cuộc sống. Nói cách khác, đây là một phương pháp ghi chép vô cùng đơn giản giúp bạn tiết kiệm hàng tá thời gian.
Nào, hãy cùng tìm hiểu về Bullet Journal!
Nếu bạn là người mới với việc sổ tay planner, thì chắc hẳn bạn sẽ lên google mà tìm kiếm các cách hướng dẫn, các mẹo, các tips,.. các lưu ý khi lập kế hoạch với sổ tay với keyword “Planner Journal” và những cụm từ liên quan.
Sẽ có vô vàn blog, video, hình ảnh hướng dẫn với cả một đống nội dung là hướng dẫn bạn cách để thực hiện nhưng nếu bạn vẫn chưa thực sự hiểu về sổ tay Planner thì đây là bài viết dành cho bạn