2IDEA Phân biệt hệ màu CMYK, RGB và PANTONE trong thiết kế in ấn


4.8 (44 đánh giá)

Trong lĩnh vực thiết kế và in ấn, việc phân biệt và hiểu rõ các hệ màu là yếu tố cơ bản mà một nhà thiết kế, kỹ thuật viên in ấn phải nắm bắt. Trong đó, có 3 hệ màu thường được nhắc tới đó là: hệ màu RGB, CMYK, Pantone. Vậy những hệ màu này là gì và việc ứng dụng những hệ màu này như thế nào trong thiết kế và in ấn? Cùng Thương hiệu 2IDEA tìm hiểu nhé!

1. Hệ màu CMYK
Hệ CMYK là hệ màu mà các màu sắc được sản sinh từ việc kết hợp 4 màu:

  • Màu C: Màu xanh lơ (Cyan)
  • Màu M: Màu cánh sen – Hồng sẫm (Magenta)
  • Màu Y: Màu vàng (Yellow)
  • Màu K: Màu đen (Black)

Đây là hệ màu trừ vì đây là những màu mà chúng ta thấy được nhờ sự phản xạ anh sáng chứ không có khả năng tự phát sáng.   

Ví dụ khi ta thấy một vật màu đỏ, vật này đã hấp thụ các bước sóng của màu khác và phản xạ lại bước sóng màu đỏ tới mắt của người nhìn.
Hệ màu CMYK là hệ màu thường sử dụng trong in ấn offset cho các sản phẩm như thùng carton, các ấn phẩm POSM, namecard…​

2. Hệ màu Pantone 
Bên cạnh 4 màu CMYK, hệ màu Pantone được coi như màu sắc cơ bản thứ 5 dành cho giới in ấn. Từ khi ra đời, màu Pantone sớm trở thành hệ quy chiếu màu sắc chuẩn mực, ngôn ngữ giao tiếp chính thức trong ngành công nghiệp thiết kế toàn cầu. 

The Pantone Colour Matching System (PMS) cơ bản là một hệ thống tái tạo màu tiêu chuẩn. Bằng việc tiêu chuẩn hóa màu sắc với tên gọi bằng các mã số, các nhà sản xuất ở các địa điểm khác nhau, các khâu khác nhau đều có thể tra cứu hệ thống Pantone và chắc chắn tạo ra hiệu ứng màu trùng khớp cho sản phẩm mà không cần bất kỳ một sự liên lạc trực tiếp nào.
 
Các màu đã được nghiên cứu, tiêu chuẩn hóa với các thông số kỹ thuật trong pha chế, được đánh mã số cụ thể và đưa vào hệ thống PMS, là màu Pantone.
Màu Pantone thường định nghĩa là màu pha, hay màu thứ 5. Bởi lẽ, màu Pantone được chuẩn hóa với đặc điểm kỹ thuật rõ ràng, có thể coi như màu pha sẵn, khác hoàn toàn với màu thường (các màu tạo ra từ việc nhà in pha trộn từ các màu CMYK - 4 màu cơ bản trong in ấn).

Trong tên gọi các màu Pantone, bên cạnh mã số riêng thể hiện sắc độ, đi sau các số thường có thêm các chữ cái C, M, U nhằm thể hiện chính xác hiệu ứng màu thay đổi trên từng chất liệu giấy in.

Màu Pantone thường sử dụng trong các ngành công nghiệp, đặc biệt trong in ấn. Hiện nay, màu pantone cũng thường được ứng dụng trong ngành nhuộm vải (phục vụ các thiết kế thời trang), chế tạo vật liệu nhựa, sơn phun, sơn tĩnh điện trên bề mặt kim loại (phục vụ thiết kế công nghiệp). Các hướng dẫn màu Pantone đã được chấp nhận rộng rãi và được sử dụng bởi các nghệ sĩ, nhà thiết kế, nhà in, các nhà sản xuất, tiếp thị.

Tuy hệ màu Pantone được chấp nhận rộng rãi trên toàn thế giới và được quy chuẩn trở thành ngôn ngữ thiết kế màu sắc toàn cầu. Tuy nhiên, việc sử dụng hệ màu Pantone cũng bị giới hạn bởi chỉ có 300 màu mẫu và công nghệ sản xuất theo hệ màu Pantone giá thành tương đối cao.
 

3. Hệ màu RGB
Hệ màu RGB là hệ màu sử dụng mô hình bổ sung. Trong đó ánh sáng đỏ, xanh lục và xanh lam được tổ hợp với nhau bằng nhiều phương thức khác nhau để tạo thành các màu khác. Hệ màu RGB là tên viết tắt của R: Red (màu đỏ), G: Green (màu xanh lá cây), B: Blue (màu xanh lam).

Trong các mô hình ánh sáng bổ sung, đây là ba màu gốc. Từ ba màu cơ bản này từ cách thay đổi tỉ lệ giữa các màu RGB để tạo ra vô số các màu sắc khác nhau và cách tổng hợp từ 3 màu RGB này gọi là màu cộng (các màu sinh ra từ 03 màu này sẽ sáng hơn màu gốc – additive color).

Hệ màu RGB là chế độ hiển thị màu sắc tự nhiên của màn hình CRT, màn hình LCD và màn hình plasma. Máy ảnh và máy quét cũng có thể sử dụng chế độ RGB. Hệ màu RGB là hệ màu là tốt nhất cho thiết kế: thiết kế website, hình ảnh kỹ thuật số, thiết kế các tài liệu quảng cáo trực tuyến…

Như vậy, trong in ấn offset với việc ứng dụng hệ màu CMYK sẽ tiết kiệm tương đối chi phí khi sản xuất với số lượng lớn. Hơn nữa, hệ màu CMYK là hệ màu gốc có thể ứng dụng pha chế nhiều sắc thái màu khác nhau cũng chính là lý do mà công nghệ in offset vẫn có chỗ đứng nhất định trên thị trường.

www.2idea.com.vn

- Quy định viết hoa cho nội dung trong thiết kế


Bài viết khác

Dịch vụ thiết kế logo

Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, việc xây dựng thương hiệu cho một startup là điều vô cùng quan trọng. Một trong những yếu tố cốt lõi để tạo nên bản sắc thương hiệu chính là logo. Logo không chỉ là hình ảnh đại diện cho doanh nghiệp mà còn là cầu nối giữa sản phẩm và khách hàng. Vậy liệu rằng logo có thực sự cần thiết cho một startup hay không? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá tầm quan trọng của dịch vụ thiết kế logo, đặc biệt là tại Hà Nội, nơi có nhiều dịch vụ thiết kế logo chuyên nghiệp và giá rẻ.


Có cần thiết phải có một logo chuyên nghiệp không?

Trong thời đại kinh tế hiện đại, việc xây dựng thương hiệu là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào. Một trong những phần quan trọng nhất trong việc xây dựng thương hiệu chính là thiết kế logo. Logo không chỉ đơn thuần là một hình ảnh hay biểu tượng mà còn là đại diện cho giá trị, sứ mệnh và tầm nhìn của doanh nghiệp. Tại Hà Nội, nơi có nhiều doanh nghiệp mới ra đời và phát triển, việc thiết kế logo chuyên nghiệp càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Bài viết này sẽ phân tích vai trò quan trọng của thiết kế logo đối với doanh nghiệp tại Hà Nội.

 


Quy trình làm sổ A5 lò xo

Quá trình làm sổ A5 lò xo không chỉ là một công việc kỹ thuật mà còn là một hành trình sáng tạo, nơi từng chi tiết nhỏ đều góp phần tạo nên một tác phẩm hoàn thiện và đẹp mắt. Dưới đây là một hướng dẫn chi tiết và phong phú hơn để bạn tạo ra một cuốn sổ lò xo A5 tuyệt vời:


Sổ tay bìa cứng - người bạn vô giá cùng mọi thăng trầm cuộc sống

Đối với nhiều người, cuộc sống nội tâm khiến bạn khó có thể làm bạn cùng mọi người. Không thể chia sẻ cùng ai, không muốn giải tỏa nỗi buồn với những người xung quanh. Nó khiến cho cuộc sống của bạn trở nên bí bách, khó chịu hơn.  Vậy thì giải pháp nào cho bạn? Một cuốn sổ tay bìa cứng ghi chép lại những điều xảy ra đối với bạn. Nó trở thành một người bạn tâm giao để bạn giải tỏa nỗi buồn và trở nên bình thản hơn rất nhiều.


Gợi ý cách thiết kế lịch độc quyền chuyên nghiệp cho các doanh nghiệp

Lịch độc quyền vốn là một cách hữu hiệu được các doanh nghiệp sử dụng để quảng bá thương hiệu. Bên cạnh đó, chúng còn được xem là cầu nối để gắn kết mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp. Chính vì vậy mà việc thiết kế lịch riêng cần được chú trọng và tính toán cẩn thận. Dưới đây sẽ là một vài gợi ý nho nhỏ về cách thiết kế mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn.


Điểm tên những mẫu lịch độc quyền đang được các doanh nghiệp ưa chuộng

Nếu là một người trong lĩnh vực truyền thông, hẳn bạn đã nghe đến cái tên lịch độc quyền. Trước sự phát triển nhanh như vũ bão của các công nghệ điện tử như hiện nay, loại lịch này vẫn là một cách thức quảng bá được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Vậy bạn có biết những mẫu thiết kế lịch đang được các công ty ưa chuộng hiện nay là gì hay không?