10 Vấn đề cần quan tâm khi thiết kế in ấn


0.0 (0 đánh giá)

Khi in ấn cho doanh nghiệp, cho dù là tự mình in hay đặt in từ một đơn vị thứ hai, bạn sẽ luôn phải quan tâm tới những vấn đề khi thiết kế in ấn. Vậy, những vấn đề đó là gì? Ngày hôm nay hãy cùng 2IDEA tìm hiểu 10 vấn đề cần quan tâm khi thiết kế in ấn

10 Vấn đề cần quan tâm khi thiết kế in ấn

1. Vấn đề đầu tiên cần quan tâm là hệ màu

Có 2 hệ màu thường được sử dụng: RGB và CMYK

Phân biệt sự khác nhau giữa 2 mã màu RGB và CMYK

Phần lớn các ứng dụng đồ họa như CorelDraw, Adobe PhotoShop, Adobe Illustrator v.v… đều dùng hệ màu CMYK trong thiết kế in ấn. Do đó hãy sử dụng hệ CMYK ngay từ đầu trong thiết kế để tránh vào phút cuối mà quên chuyển từ màu RGB sang CMYK. Trong một vài trường hợp, màu sẽ bị tái khi chuyển từ RGB sang CMYK. Lúc đó phải xử lý lại, khổ lắm…

2. Vấn đề thứ hai cần quan tâm khi in ấn là Độ phân giải

Trước hết, các bạn nên biết rằng hình ảnh do vô số các chấm vuông nhỏ (pixel) kết hợp lại:

Số pixel trên diện tích 1 inch sẽ được gọi là dpi mà designer thường gọi là độ phân giải.

Độ phân giải màn hình là gì

VD: Độ phân giải 300 dpi nghĩa là trên 1 diện tích là 1 inch thì có 300 “thằng ô vuông” nhỏ nhỏ. Độ phân giải 72 dpi là có 72 “thằng ô vuông” trên 1 inch.

Số điểm ảnh trên 1 inch càng nhiều thì ảnh càng mịn, ngược lại,càng ít thì càng bị “rổ”!

Chúng ta quan tâm đến độ phân giải vì nguồn hình ảnh trên Internet là một lợi thế khiến cho việc tìm hình ảnh trở nên đơn giản và nhanh hơn, nhưng đa phần độ phân giải của những hình ấy chỉ 72 dpi. Do độ phân giải không cao nên những hình đó chỉ thích hợp khi chúng ta muốn in hình ra với kích thước nhỏ (300×400 chẳng hạn)

VD: In trên khổ giấy A4, hình có kích thước nhỏ 300 x 400 thì vẫn đáp ứng được độ phân giải. Nhưng cũng với độ phân giải này, mang đi in offset khổ A3 hoặc A2 thì hình sẽ bị vỡ (không sắc nét).

Vì vậy, các bạn phải luôn cẩn thận “kiểm tra, nhắc nhở” các anh Designer về việc này, đừng du di việc bể hình là “chuyện nhỏ”. Thà lấy hình không đẹp bằng nhưng độ phân giải cao chứ đừng chọn hình đẹp nhưng in ra thì bị bể, rất không chuyên nghiệp.

3. Bạn sẽ cần quan tâm tới cả kết nối hình ảnh

Link là một chức năng giống như Insert Image trong Microsoft Office. Chức năng này được sử dụng trong một số phần mềm thiết kế đồ họa chuyên nghiệp như Adobe Illustrator.

Ưu điểm: khi bạn sửa hình ảnh gốc (đã link) thì hình ảnh trong mẫu thiết kế cũng thay đổi theo (không cần mở và chỉnh sửa lại một lần nữa). Cũng chính vì lý do này mà khi ảnh gốc hoặc mẫu thiết kế chuyển sang 1 folder khác thì xem như đường dẫn bị lỗi.

4. Font chữ

Tải full bộ font chữ - Tất cả các font chữ có trên thế giới

Font là kiểu chữ, loại chữ sử dụng trong mẫu thiết kế.

Font chữ chỉ bị lỗi khi chuyển từ máy A (có loại font đó) sang máy B (không có loại font đó). Vì vậy, hãy convert font trong file thiết kế, hoặc chép theo những bộ font đã sử dụng

5. Lỗi chính tả

Chẳng phải Designer không quan tâm mà vì họ “quen hơi” với mẫu thiết kế nên ít khi nhận ra.

6. In từ đĩa CD

Ghi file ra CD, sau đó hãy dùng chính CD đó để in.

Nhiều người có thói quen ghi CD và chép file vô USB. Khi in thì dùng file trong USB, trong một vài trường hợp có thể in nhầm file chưa hoàn chỉnh. Tốt nhất là ghi CD nào, in bằng CD đó.

7. Màu thiết kế khác nhau

34 Bảng Màu Cùng Với Thông Số Chuyên Dùng Trong Thiết Kế - Các mẹo hay -  Tin tức - IDC.EDU.VN

Các bạn lưu ý một số điều sau:

- Màu của mẫu thiết kế hiển thị trên màn hình mỗi máy khác nhau.

- Màu sắc máy in phun trong công ty hoàn toàn khác so với loại được in sản phẩm (bài 2 đã từng đề cập về khía cạnh này nhưng với cách sử dụng Giấy).

- Màu sắc trên máy in proof (in test) cũng khác nhau so với sản phẩm thật.

- Ngay cả màu sắc khi in trên cùng 1 máy cũng khác nhau khi in trước, in sau. VD: Tờ in thứ 150 có thể khác so với tờ thứ 3000…

8. Nên xuất loại file gì?

Năm định dạng file ảnh cơ bản nhất cho mọi nhu cầu | 50mm Vietnam

Việc xuất file phụ thuộc vào mức độ “chuyên nghiệp” của Designer rất nhiều, hoặc có thể do mức độ quan trọng của sản phẩm mà bạn xuất file. Chúng ta có thể liệt ra một số cách xuất file sau:

- Xuất chỉ 1 file hình ảnh có đuôi “.JPG” (Có thể sử dụng trong việc in văn phòng, in hiflex kỹ thuật số, in PP…).

- Xuất file gốc đã convert font + file hình ảnh có đuôi “.JPG” (Đây là cách thường thấy trong in ấn. File gốc để in, file hình ảnh JPG để xem và đối chiếu).

- Xuất file gốc đã convert font + file có đuôi “.dpf” (file nào cũng có thể in, tùy theo mức độ và chất lượng).

- Trọn bộ: File gốc chưa convert font + Bộ font chữ sử dụng trong mẫu thiết kế + File có đuôi “.dpf” + file có đuôi “.JPG” + Hình ảnh link trong mẫu thiết kế. (Có thể đóng gói theo cách lưu tất cả file riêng lẻ vào 1 folder hoặc nếu đang thiết kế trong chương trình Indesign thì nó sẽ tự động xuất ra trọn bộ vào 1 folder).

9. Nhầm lẫn khi lấy CD in ấn

Đặt tên file cũng cần đến kỹ năng và kinh nghiệm nữa đó nha! Một mẫu thiết kế có rất nhiều lần chỉnh sửa theo thời gian do đó TYM đề xuất cách lưu file theo cú pháp như sau:

- Tên công ty_Tên Sản phẩm_Phiên bản_Năm tháng ngày

Trong lúc xuất file, tình hình tương đối căng thẳng, có khi phải ghi đến 2, 3 CD do chỉnh sửa liên tục. Thế nên, đĩa nào ghi xong mà file bị lỗi thì loại ngay (vứt sọt rác), không đặt lung tung trên bàn. Tránh tình trạng cầm nhầm. File trong CD sửa rồi không lấy, lấy trúng cái chưa sửa mà bụng đinh ninh rằng đó là file cuối. Khi cầm trên tay sản phẩm của mình mới tá hỏa!

10. Đặt tên cho file - Cuối cùng nhưng cũng không kém quan trọng

Tên của filr nên có nhãn được viết với nội dung tương tự như mẫu sau:

- Công ty XYZ

- Sản phẩm OPQ

- Ngày tháng năm xuất file

- Liên lạc

 

 


Bài viết khác

Dịch vụ thiết kế logo

Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, việc xây dựng thương hiệu cho một startup là điều vô cùng quan trọng. Một trong những yếu tố cốt lõi để tạo nên bản sắc thương hiệu chính là logo. Logo không chỉ là hình ảnh đại diện cho doanh nghiệp mà còn là cầu nối giữa sản phẩm và khách hàng. Vậy liệu rằng logo có thực sự cần thiết cho một startup hay không? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá tầm quan trọng của dịch vụ thiết kế logo, đặc biệt là tại Hà Nội, nơi có nhiều dịch vụ thiết kế logo chuyên nghiệp và giá rẻ.


Có cần thiết phải có một logo chuyên nghiệp không?

Trong thời đại kinh tế hiện đại, việc xây dựng thương hiệu là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào. Một trong những phần quan trọng nhất trong việc xây dựng thương hiệu chính là thiết kế logo. Logo không chỉ đơn thuần là một hình ảnh hay biểu tượng mà còn là đại diện cho giá trị, sứ mệnh và tầm nhìn của doanh nghiệp. Tại Hà Nội, nơi có nhiều doanh nghiệp mới ra đời và phát triển, việc thiết kế logo chuyên nghiệp càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Bài viết này sẽ phân tích vai trò quan trọng của thiết kế logo đối với doanh nghiệp tại Hà Nội.

 


Quy trình làm sổ A5 lò xo

Quá trình làm sổ A5 lò xo không chỉ là một công việc kỹ thuật mà còn là một hành trình sáng tạo, nơi từng chi tiết nhỏ đều góp phần tạo nên một tác phẩm hoàn thiện và đẹp mắt. Dưới đây là một hướng dẫn chi tiết và phong phú hơn để bạn tạo ra một cuốn sổ lò xo A5 tuyệt vời:


Kích thước in name card chuẩn ra inch, cm, pixel

Kích thước namecard chuẩn là 9x5.4 cm = 90x54mm = 3.5x2 inch. Đây là kích thước thành phẩm sau khi in ấn và sản xuất. Vì vậy khi thiết file market Kích thước của Namecard sẽ cần được lới phần bù xén thường là mỗi chiều 1 mm. Như vậy Kích thước namecard khi thiết kế trên phần mềm là 9.2x5.6 cm = 92x56mm=3.6x2.2 inch.


Doanh nghiệp thưởng gì cuối năm cho người lao động

Cứ mỗi dịp cuối năm, vấn đề thưởng luôn được người lao động quan tâm và mong đợi. Tùy thuộc vào tình hình thực tế, mỗi cơ quan, doanh nghiệp lại có những cách thưởng khác nhau cho người lao động.


10 mẫu name card đẹp cho spa bạn nhất định phải biết

Bạn là chủ spa, thẩm mỹ viện,… và luôn muốn chăm chút cho hình ảnh thương hiệu của mình, chắc chắn bạn không thể bỏ qua việc in card visit. Chiếc thẻ đó vừa là phương tiện cung cấp thông tin của bạn, spa của bạn, vừa là hình ảnh đại diện cho phong cách làm việc chuyên nghiệp giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp với đối tác, khách hàng.